Đây là đi tích lích sử ghi nhận về cuộc biểu tình (đêm 22 rạng ngày 23/7/1931) của hơn 3000 quần chúng nhân dân huyện Hoài Nhơn đấu tranh phản đối thực dân Pháp và bè lũ tay sai chấm dức đàn áp nhân dân Nghệ Tĩnh và Đức Phổ.
Tháng 7 năm 1931, thực hiện chủ trương của Xứ ủy Trung Kỳ, Đảng bộ Hoài Nhơn đã tổ chức vận động quần chúng nhân dân xuống đường đấu tranh phản đối chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp, đàn áp phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và nhân dân Đức phổ Quãng Ngãi.
Đêm 22 rạng ngày 23/7/1931, đoàn biểu tình hơn 3 nghìn người từ các xã phía Bắc huyện Hoài Nhơn tập trung thành các cánh quân sôi sục tiến về phủ đường Bồng Sơn. Đoàn biểu tình tiến đến đâu đều trấn áp đoàn phu, đốt trụi các điếm canh dọc đường. Khoảng 1h30 sáng ngày 23/7/1931, khi đoàn biểu tình kéo đến Cây số 7 Tài Lương ( xã Hoài Thanh Tây) thì bị binh lính địch chặn lại và đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình. 13 Đảng viên và quần chúng đã hy sinh, một Đảng viên bị kết án tử hình, 3 Đảng viên bị kết án tù chung thân, 20 Đảng viên bị lưu đày lên nhà lao Buôn Mê Thuộc, 11 đồng chí bị đày lên ngục Kon Tum, 47 đồng chí bị giam cầm tại nhà lao Bình Định và hàng trăm quần chúng bị giam cầm tại nhà lao Phù Ly.
Cuộc biểu tình đã làm rung chuyển bộ máy tay sai của chính quyền thực dân Pháp. Cuộc biểu tình tiêu biểu cho khí thế đấu tranh của công, nông trong cao trào 1930 - 1931; thể hiện ý chí sắt đá, một lòng kiên quyết bảo vệ và duy trì các phong trào cách mạng trong thời điểm khó khăn, ác liệt nhất của nhân dân Hoài Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
Ngày 26.1.2011, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã có Quyết định số 323 xếp hạng di tích quốc gia cho di tích lịch sử địa điểm lưu niệm cuộc biểu tình năm 1931 tại cây số 7 Tài Lương (xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn).
" Theo TLLS" -Đình Quý-